Khái niệm MCB là gì ? MCB hoạt động như thế nào ?

mcb là gì

MCB là gì?

MCB là thiết bị đóng cắt được lắp đặt để bảo vệ mạch điện khi có sự cố quá dòng. Đây là tình trạng lỗi của mạch điện khi có hiện tượng ngắn mạch hay quá tải xảy ra. Nếu nói một cách dễ hiểu thì MCB tương tự như 1 chiếc công tắc. Thiết bị này sẽ tự động đóng ngắt khi phát hiện sự cố về mạch điện xảy ra. Từ đó đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và người sử dụng.

Trước đây, việc bảo vệ quá dòng thường được dùng là cầu chì. Thiết bị này hoạt động với nguyên tắc khá đơn giản. Khi tình trạng quá dòng xảy ra sẽ khiến dây của cầu chỉ bị nóng chảy. Điều này sẽ làm cho kết nối điện bị đứt để bảo vệ mạch điện.

Tuy nhiên, khi sử dụng MCB thì mọi chuyện sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Thiết bị này sẽ không bị phá hủy như cầu chì khi có sự cố quá dòng xảy ra. Cách sử dụng của thiết bị đóng cắt này cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thiết bị cũng rất dễ dàng trong việc bật/tắt chuyển mạch để có thể cách ly mạch điện. Bởi thiết kế của MCB có dây dẫn đặt trong vỏ nhựa. Yếu tố này giúp thiết bị đóng cách có thể đảm bảo an toàn cả khi vận hành và sử dụng.

MCB thường có nhiều tên gọi khác nhau như aptomat MCB loại nhỏ, CB tép, aptomat tép hay cầu dao tự động dạng tép. Hiện nay trên thị trường, Aptomat MCB là dạng CB thu gọn được sử dụng chủ yếu trong mạch điều khiển và điện gia dụng.

Có một điều cần lưu ý là MCB không thể bảo vệ con người khỏi tình trạng giật điện do rò rỉ đất. Nếu muốn có sự đảm bảo này thì phải sử dụng ELCB hoặc RCBO. Một MCB sẽ có 3 đặc tính nguyên lý. Đó chính là: Ampe; đường cong và Kilo Ampe.

Đánh giá quá dòng quá tải – Ampe (A)

Tình trạng quá tải sẽ xảy ra nếu trong 1 mạch điện được lắp đặt quá nhiều thiết bị điện. Nó sẽ tạo ra dòng điện lớn hơn so với mạch điện được thiết kế ban đầu. Thường thì tình trạng quá tải thường xảy ra trong nhà bếp với thói quen sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc như: bếp điện, ấm siêu tốc, lò vi sóng, máy rửa bát…Với tính năng cắt điện nên MCB có thể ngăn ngừa tình trạng quá nhiệt và cháy ở trong các thiết bị đầu cuối.

Đánh giá ngắn mạch – Kilo Ampe (kA)

Tình trạng ngắn mạch thường xảy ra khi trong mạch điện hay thiết bị xuất hiện lỗi. Hiện tượng này được đánh giá là nguy hiểm hơn so với quá tải. Bởi quy mô cũng như tốc độ quá dòng sẽ theo một thứ tự về cường độ khác nhau. Ngắn mạch sẽ xảy ra khi kết nối giữa dây dẫn trung tính có sự kết nối trực tiếp đến dây dẫn trực tiếp. Nếu gặp phải trường hợp điện trở không được cung cấp trong mạch không bình thường thì dòng điện sẽ có hiện tượng chạy theo vòng và khiến cường độ của dòng điện bị nhân lên gấp nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn ở khoảng mili giây.

Các loại MCB phổ biến

MCB được phân loại theo các đường cong

Tại MCB, đường cong Tripping sẽ giúp tăng sức mạnh khi ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt là trong môi trường công nghiệp hay thương mại. Thiết bị này có thể đảm bảo an toàn cho mạch điện trong thời gian rất ngắn.

Hiện nay, có 3 loại đường cong được thiết kế cho phép điện áp tăng lên trong những môi trường khác nhau. Đó là đường cong B, đường cong C và đường cong D. Cả 3 loại đường công này đều có trong MCB với hiệu quả chống quá tải chỉ trong vòng 1/10 giây.

Khái niệm MCB là gì ? MCB hoạt động như thế nào ?

MCB được phân loại theo số cực

Các sản phẩm aptomat MCB hiện được sản xuất với nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và lựa chọn của người dùng trên thị trường. Cụ thể, MCB được phân loại theo số cực khác nhau: MCB 1P, 2P và 3P. Mỗi loại sẽ có tính năng phù hợp với hệ thống điện.

Aptomat MCB 1P

Aptomat MCB 1P là thiết bị có hình dạng tép hoặc hình dạng rời và có 1 pha 1 cực. Sản phẩm này thường có được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện dân dụng và trong mạch điều khiển. Bởi loại aptomat này có dải điện áp hoạt động trong khoảng 220 -240VAC. Tuy nhiên, thiết kế dòng định mức và dòng cắt của nó sẽ còn tùy theo từng hãng sản xuất mà có mức khác nhau.

Aptomat MCB 2P

Thiết kế của MCB 2P bao gồm 2 cực. Trong đó có 1 dây pha và 1 dây trung tính. Thiết bị này cũng có dải điện áp cũng nằm trong khoảng 220 – 240VAC. Vì thế, nó được sử dụng nhiều trong mạng điện dân dụng và trong mạch điều khiển. Khác với loại 1P thì aptomat 2P được sản xuất với hình dạng khối.

Ngoài ra còn có MCB 2P cũng được lựa chọn để sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp với điện áp nằm trong khoảng 380 – 415VAC. Tuy nhiên, loại này ít được sử dụng rộng rãi. Dòng chịu sự cố của nó có khi gặp sự cố lên tới Icu = 10kA.

Aptomat MCB 3P

Thiết kế của aptomat MCB 3P bao gồm 3 dây pha. Với dải điện áp rộng và dòng cắt định mức lớn nên hiện tại nó được sử dụng chủ yếu trong môi trường sản xuất, máy móc công nghiệp.

MCB hoạt động như thế nào?

Hiện tại, các loại MCB tại Việt Nam sẽ được lắp đặt ở mức 6kA – 6000 Ampe. Tình trạng quá dòng sẽ được gây ra khi ngắn mạch không vượt quá 6000 Ampe. Tuy nhiên, ở môi trường lắp đặt công nghiệp và thương mại với mức điện áp 415V và các thiết bị, máy móc cỡ lớn thì MCB sẽ sử dụng ở định mức 10kA. Nếu dòng điện lỗi tiềm năng vẫn nằm trong mức mà MCB có thể chịu đựng thì thiết bị vẫn có thể hoạt động bằng cách ngắt kết nối mạch. Nhưng trường hợp dòng điện lỗi tiềm năng vượt qua mức khiến MCB xuất hiện lỗi. Khi đó, việc đóng các mối hàn tiếp điểm sẽ diễn ra. Sau đây là tổng quan mà cách MCB hoạt động:

Khái niệm MCB là gì ? MCB hoạt động như thế nào ?

  1. Chốt gài
  2. Solenoid
  3. Công tắc chuyển mạch (Switch)
  4. Pít tông
  5. Đầu nối vào (Terminal)
  6. Máng đỡ bộ phận dập hồ quang (Arc Chutes Holder)
  7. Bộ phận dập hồ quang (Arc Chutes)
  8. Tiếp điểm liên động
  9. Tiếp điểm cố định
  10. Giá đỡ đường ray (Din Rail Holder)
  11. Đầu nối ra (Outgoing Terminal)
  12. Vật đỡ thanh lưỡng kim
  13. Thanh lưỡng kim. (Bi-metallic Strip)

Do MCB là thiết bị có khả năng chống lại tình trạng ngắn mạch và quá tải. Do 2 lỗi dòng điện này sẽ xuất hiện với những cách khác nhau nên thiết bị sau khi phát hiện sẽ có những cách xử lý tương ứng. Đó chính là hoạt động nhiệt và hoạt động từ.

Thanh lưỡng kim (Bi-metallic Strip) sẽ cung cấp để giúp thiết bị bảo vệ quá tải. Khi đó, dòng điện sẽ được liên tục làm chậm lại. Theo đó, dải lưỡng kim sẽ được điện tích làm nóng và uống cong để chốt cơ học được giải phóng. Chốt thường được kết nối bằng cơ chế hoạt động để khiến các tiếp điểm bị hở và mạch điện bị đứt.

Đối với quá trình ngắn mạch, tình trạng tăng lên một cách đột ngột của dòng điện sẽ gây ra sự dịch chuyển điện ra khỏi cuộn dây của pít tông. Khi pít tông chạm vào cần ba sẽ khiến chốt ngay lập tức nhả ra. Các tiếp điểm cũng vì thế mà mở để làm đứt mạch.

Cách chọn MCB phù hợp cho thiết bị trong nhà

MCB có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau và phải đảm bảo được thực hiện bởi các kỹ thuật viên điện có chuyên môn. Tuy nhiên, thiết bị cần đảm bảo được các tiêu chuẩn khi lựa chọn như sau:

  • Thứ nhất là mạch chiếu sáng tiêu chuẩn chọn loại 6A
  • Thứ hai là mạch chiếu sáng lớn chọn loại 10A
  • Thứ ba là máy lạnh từ 2 ngựa trở lại chọn loại 32A
  • Thứ tư là bếp điện, bếp chọn loại 40A
  • Thứ năm là vòi sen điện, bồn tắm nước nóng chọn loại 50A